Giáo án - Sự biến đổi màu của gạo nếp

Thứ tư - 08/11/2023 08:11

GIÁO ÁN THỰC HIỆN THEO QUY TRÌNH 5E

Đề tài: KPKH: Sự biến đổi màu của gạo nếp

Giáo viên: Bùi Thị Ngọc Hà

Độ tuổi: 4-5 tuổi

Đơn vị: Trường Mầm non Đức Dũng

Ngày thực hiện: 05/12/2023

 

I. Kết quả mong đợi:

* Kiến thức:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm đặc trưng của gạo nếp (trắng , mùi thơm, hạt ngắn, tròn; nấu lên thì dẻo);

- Trẻ hiểu món xôi được làm từ gạo nếp.

- Trẻ giải thích được hiện tượng khi trộn gạo nếp với nước ép có màu sắc từ các loại hoa, quả, củ thì gạo nếp sẽ chuyển màu tương ứng, vì gạo nếp là chất bột nên có tính chất thấm hút nước.

* Kỹ năng:

- Vận động thô: Bưng bê, di chuyển….

- Vận động tinh: Ép nước ép, xúc nguyên liệu, rót nước, trộn.

- Kỹ năng sống: + Kỹ năng tự phục vụ bản thân

                         + Kỹ năng đặt câu hỏi

                         + Kỹ năng giải quyết vấn đề

                         + Kỹ năng làm việc nhóm

* Thái độ:

- Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Vui vẻ tham gia tiết học.

- Biết ăn uống đủ chất để lớn lên khỏe mạnh.

* CÁC THÀNH TỐ TÍCH HỢP

S: Tính chất và công dụng của gạo nếp; gạo nếp biến đổi nhiều màu sắc khi trộn với nước ép của rau, hoa, quả.

T: - Trẻ biết sử dụng các công cụ đơn giản, vật liệu để thực hiện làm thí nghiệm: Gạo nếp, rau, củ, quả, hoa, cốc, thìa, khay, nhạc…

- Trẻ biết quét mã QR để khám phá quy trình làm gạo nếp đổi màu.

E: Quy trình thực hiện thí nghiệm đổi màu của gạo nếp; kỹ thuật làm nước ép; kỹ thuật trộn gạo nếp và nước ép.

A: Màu sắc của gạo nếp, rau, củ, quả, hoa, dự đoán, tưởng tưởng sự phản ứng của màu.

M: Số đếm, so sánh, phân biệt màu sắc.

II. CHUẨN BỊ:

- Điện thoại thông minh, loa, nhạc

- 1 bát gạo nếp nguyên, 1 bát gạo nếp đã ngâm nước ấm.

- Mỗi đội 1 khay gồm có: 1 bát gạo nếp đã ngâm, 1 chai nước ấm, gấc, hoa đậu biếc, lá nếp cẩm, thìa, cốc nhựa, rây lọc, chày, khăn lau tay, mẹt, lá chuối đựng sản phẩm.

- 1 khay xôi ngũ sắc đã nấu chín.

III. Nội dung tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

E1: Gắn kết:

- Trẻ cùng cô chơi “Nu na nu nống”

- 1 trẻ loa, 1 trẻ mang gióng gánh các nguyên liệu bước vào:

Loa! Loa!Loa! Loa!Loa!

Trường MN mở hội

Thi đầu bếp tí hon

Trổ tài nấu ăn ngon

Nấu món xôi sắc màu

Các đầu bếp tí hon

Mau mau về tham dự

Loa! Loa!Loa! Loa!Loa!

* Gắn kết bối cảnh với bài học:

- Trường MN mở hội thi gì? nấu món gì?

- Ai biết nấu món xôi sắc màu? Làm như thế nào?

- Chúng ta cùng khám phá xem hội thi mang đến những nguyên liệu gì để nấu xôi nhé!

E2: Khám phá

a. Khám phá 1: Khám phá nguyên liệu:

- Cô đưa gạo nếp ra, đặt câu hỏi gợi mở:

+ Đây là gì?

+ Gọi là gạo gì?

+ Gạo nếp có đặc điểm gì?

+ Gạo nếp dùng để làm gì?

+ Gạo cung cấp chất gì?

 b. Khám phá 2: Khám phá vật liệu dụng cụ:

- Làm như nào để có được món xôi ngon và có nhiều màu sắc đẹp như vậy?

- Giới thiệu các nguyên liệu thiên nhiên: Hoa đậu biếc, lá nếp cẩm, gấc, gạo nếp, rây lọc…

- Gợi mở cho trẻ tham gia hoạt động “Sự đổi màu của gạo nếp”

c. Khám phá 3: Khám phá quy trình làm gạo nếp đổi màu:

Bước 1: Làm nước ép

- Cho mỗi loại hoa, lá, quả đã cắt nhỏ vào một cốc riêng, thêm 1 tí nước ấm, dùng chày nghiền nát để tạo nước ép, dùng rây lọc nước ép sang cốc khác.

Bước 2: Đổ nước ép vào gạo nếp:

- Xúc gạo nếp vào bát, dùng thìa xúc từ từ nước ép rưới đều lên gạo nếp.

Bước 3: Trộn gạo với nước ép:

- Trộn gạo với nước ép sau đó quan sát sự đổi màu của gạo nếp.

Bước 4: Cho vào nồi và nấu:

- Cho lần lượt gạo đã đổi màu vào nồi và mang xuống bếp để chế biến thành món xôi. 

E3: Giải thích:

- Do gạo nếp là tinh bột có tính chất thấm hút nước nên khi Gạo nếp màu trắng trộn ngâm với các loại nước ép từ nguyên liệu hoa, lá, quả thiên nhiên sẽ làm cho gạo nếp chuyển từ màu trắng sang các màu của lá, hoa, quả đó.

- Gạo khi nấu xôi cần để ráo nước để xôi không bị nát.

- Cho trẻ đi lấy khay vật liệu và dụng cụ.

- Trẻ thực hiện.

E4: Áp dụng, củng cố:

* Củng cố:

- Cho trẻ nhắc lại về đặc điểm, tác dụng của gạo nếp.

- Giải thích:  

  + Gạo nếp màu trắng trộn ngâm với các loại nước được ép từ nguyên liệu củ, quả thiên nhiên sẽ làm cho gạo nếp chuyển từ màu trắng sang các màu của củ quả đó.

 * Áp dụng: Gạo nếp ngoài làm món xôi còn có thể làm được các món ăn nào khác?

E5: Đánh giá:

- Cô cho trẻ tự đánh giá nhận xét kết quả của nhóm mình.

- Cô cho các nhóm trưởng chia sẽ về quá trình khám phá sự đổi màu của nếp của nhóm mình.

- Cô lắng nghe trẻ chia sẽ tổng hợp ý kiến

=> Cô chốt lại: Nếp có sự thay đổi màu sắc phụ thuộc vào sự thay đổi độ PH của nó. Nếp có thể chuyển đổi thành các màu: xanh ngọc, hồng, cam,... tuỳ vào việc ta thêm vật liệu gì vào.

- Cô đánh giá, nhận xét, khen ngợi khích lệ trẻ

- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh sạch sẽ.

Tác giả bài viết: Bùi Thị Ngọc Hà

Nguồn tin: Giáo viên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,730
  • Tháng hiện tại46,454
  • Tổng lượt truy cập610,538
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây