Trường Mầm non Đức Dũng - Đức Thọ - Hà Tĩnh

http://mnducdung.pgdductho.edu.vn


Giáo án thao giảng chào mừng ngày 08/3 - GV Phạm Thị Lợi

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 8/3
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
                                 Đề tài: Chuyện: “Cô mây”
                                 Độ tuổi: Mẫu giáo 5 tuổi
                                 Thời gian: 30-35 phút
                                  Người dạy: Phạm Thị Lợi 
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện, hiểu nội dung của câu chuyện. 
2. Kỹ năng
- Trẻ thể hiện được một số lời thoại trong câu chuyện.
- Rèn kỹ năng trả lời trọn câu, to, rõ ràng;
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết được ích lợi của mưa.
II. Chuẩn bị
*Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu, màn hình, vi tính.
- Nhạc bài hát : “ Trời nắng trời mưa”.
- Hình ảnh minh hoạ câu chuyện: “ Cô mây”.
*Đồ dùng của trẻ:
- Chiếu ngồi cho trẻ.
- Các bức tranh các hình ảnh có trong nội dung câu chuyện.
- Mũ ông mặt trời, mây,…
III. Tiến hành.
*Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú.
- Cô tạo tình huống làm cô mây bay vào chơi và trò chuyện cùng trẻ:
- Các bạn  có biết tôi là ai không?
- Tôi đến từ đâu?
- Đố các bạn biết công việc của tôi là gì?
=> Tôi là Mây và muốn biết công việc của tôi là làm những gì, các bạn hãy cùng lắng nghe câu chuyện “ Cô Mây” nhé !
*Hoạt động 2: Kể chuyện: “ Cô mây”.
* Kể chuyện cho trẻ nghe
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm hỏi trẻ:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện nói về điều gì?
- Để hiểu rõ hơn công việc của cô mây mời các con cùng hướng lên màn hình.
+ Cô kể lần 2: Cho trẻ xem trên màn hình chiếu.
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cô Mây có những màu áo gì?
- Mây đang đi chơi và gặp ai?
- Chị Gió rủ Mây đi đâu? Làm mưa để làm gì?
+ Cô kể lần 3: Trích dẫn, đàm thoại, giảng giải nội dung .
+ Trích: “ Trên trời có một cô mây……. ai chơi với cô”
=> Cô Mây rất xinh đẹp, suốt ngày nhởn nhơ chơi, nhưng cô vẫn thấy buồn vì không có ai chơi cùng, cô gặp chị Gió và được chị rủ đi làm mưa, cô không biết làm mưa như thế nào. Nhưng rồi cô cũng đi làm mưa cùng chị gió.
+ Từ “ Nhởn nhơ” nghĩa là thong thả ung dung, dạo chơi, không có điều gì lo lắng.
- Chị Gió đã thổi Mây đi đâu?
- Bầu trời trước khi mưa sẽ xuất hiện những hiện tượng gì?
- Đám trẻ nhỏ nhảy nhót và hát như thế nào?
+ Trích: “Chị Gió thổi mạnh ……. Mây cũng sà xuống”
- Thời tiết khi gần chuyển mưa rất là oi bức. “Oi bức” nghĩa là nóng nực, khó chịu đấy.
-  Khi trời chuyển mưa thì cỏ cây, hoa lá đã rì rào và nói những gì?
- Khi cơn gió lạnh ùa tới thì đám mây xám như thế nào?
- Cô Mây đã hóa thành gì?
+Trích: “ Vừa lúc đó cơn gió…… đơm hoa kêt trái”
+ Từ “ rùng mình” nghĩa là bất ngờ, bị lạnh đột ngột.
- Vậy mưa có ích lợi gì?
- Làm thế nào để tiết kiệm nước?
=> Giáo dục: Mưa mang lại nước, nguồn sống cho con người và động vật, nước mưa có thể được sử dụng làm nước uống, nước tưới cây, nước sinh hoạt. Vì vậy các con phải biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ thiên nhiên.
* Trẻ tập đóng kịch
- Giới thiệu nhân vật.
- Cô là người dẫn chuyện, trẻ kể lại lời thoại nhân vật
( trong khi trẻ kể, cô khuyến khích động viên trẻ)
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét và động viên trẻ
- Cho trẻ hát bài hát: “ Trời nắng, trời mưa’

Tác giả bài viết: Bùi Thị Ngọc Hà

Nguồn tin: Giáo viên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây