CÔ VÀ TRẺ CÙNG SÁNG TẠO MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI GIÚP TRẺ 5TUỔI LÀM QUEN CHỮ CÁI
- Thứ tư - 28/04/2021 20:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như chúng ta đã biết, hiện nay hầu hết ở tất cả các trường Mầm non đồ chơi được thực hiện là bộ đồ chơi có sẵn theo quy định của thông tư 02/2010/TT-BGDĐT và thông tư 34/2013/TT-BGDĐT. Bên cạnh đó một số đồ dùng, đồ chơi cũng được sáng tạo ra nhưng đa phần các cô giáo đang tập trung lại với nhau để tự mình suy nghĩ, tự tạo ra các đồ dùng đồ chơi và đem đến cho trẻ chơi. Chứ chưa cho trẻ được cùng cô tạo ra các đồ dùng đồ chơi và được chơi các đồ chơi đó. Ngoài ra, các đồ chơi các cô làm chủ yếu từ các nguyên liệu như xốp màu, vải nỉ, đề can… vừa tốn kém lại không gần gũi trẻ. Hơn nữa, phương pháp giáo dục Mầm non hiện nay là phát huy năng lực của trẻ, cho các cháu tự thảo luận và tự tạo ra các đồ dùng đồ chơi và được chơi, được học với các đồ dùng đồ chơi đó thì sẽ giúp trẻ phát triển được óc tưởng tượng, sáng
tạo, khả năng và hứng thú của trẻ. Từ những đồ dùng đồ chơi trẻ được tự làm thì trẻ sẽ muốn khai thác, và chơi với các đồ chơi đó tạo cho trẻ sự tích cực và hứng thú... Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc sáng tạo các đồ dùng đồ chơi để phục vụ học, phục vụ chơi. Chính vì vậy mà cô cháu chúng tôi đã cùng sáng tạo ra một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong việc Làm quen chữ cái.
Để làm được những bộ đồ dùng đồ chơi đó đầu tiên chúng tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi:
Như chúng ta thấy đấy, cha mẹ trẻ luôn đóng vai trò quan trọng, luôn gần gũi với trẻ, chính vì thế trong giờ đón, trả trẻ tôi thường nhờ cha mẹ trẻ sưu tầm, hỗ trợ một số nguyên vật liệu xung quanh, phế thải mang vào lớp, có thể thu nhặt khi đi chợ, lúc ở nhà, ở trường...,1 số nguyên vật liệu đó là: Bìa cattong, giấy xốp các màu, sưu tầm các hình ảnh có liên quan, giấy nỉ nhiều màu sắc, hộp bánh kẹo, thùng sữa bằng cattong, đề can, kéo, keo nến, chai nhựa, nắp chai các màu.
Sau khi thu gom các phế liệu, thì cô cháu tôi đã bắt tay ngay vào khâu vệ sinh như: lau chùi, phủi bụi (giấy, báo, bìa cattông..), chai, nắp chai rửa sạch
Sau khi đã có những nguyên vật liệu trên thì cô cháu chúng tôi đã cùng sáng tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm quen chữ cái:
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ nhất “Vòng quay kỳ diệu”:
a. Chuẩn bị: Tấm bìa catton, vải nỉ, kéo, ốc vít để làm trục quay, trục sắt, các thẻ chữ cái đã học và các hình ảnh phù hợp theo chủ đề…
b. Tiến hành:
+ Cô dùng tấm bìa catton vẽ hình tròn, sau đó cắt theo hình vẽ. + Chia hình tròn tấm bìa catton vừa cắt được thành 8 phần, dùng kéo cắt vải nỉ thành 8 phần bằng nhau và dán vào tấm bìa catton đó. Khoét một lỗ tròn chính giữa để gắn trục quay, cô cho trẻ tiến hành dán trang trí các hình ảnh kèm theo các tên gọi phù hợp, hoặc gắn các thẻ chữ cái đã học
c. Cách sử dụng:
Bộ đồ dùng đồ chơi “Vòng quay kỳ diệu” được ứng dụng trong hoạt động học làm quen chữ cái trong phần trò chơi luyện tập. Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân trẻ xoay vòng quay khi hình ảnh xuất hiện trẻ gọi tên hình ảnh đồng thời tìm và gọi tên chữ cái trong từ dưới tranh giống với chữ cái đã học.
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ hai “Quả chữ cái”:
a. Chuẩn bị: Vải nỉ, kim, chỉ, keo, súng bắn keo, kéo.
b. Tiến hành:
+ Cô dùng nỉ vẽ thành hình quả sau đó cho trẻ cắt hình vừa vẽ. Dùng kim may các miếng vừa cắt được lại với nhau, rồi cho trẻ nhồi bông vào trong quả mà cô vừa may được. Sau đó cô và trẻ cùng hoàn thiện quả và cho trẻ tự gắn các chữ cái vào các loại quả đó.
c. Cách sử dụng:
+ Được ứng dụng trong hoạt động học với nhiều hình thức khác nhau: Như tìm thẻ chữ theo yêu cầu của cô trên các loại quả đó…
+ Tổ chức cho trẻ chơi vào hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động chiều và một số hoạt động khác như: Cho trẻ chơi trò chơi hái quả, đi siêu thị mua quả có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô...
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ ba “Xúc xắc diệu kì”:
a. Chuẩn bị: Hộp bìa cát tông hình vuông, kéo, keo dán, súng bắn keo, xốp nỉ, giấy đề can
b. Tiến hành:
+ Từ thùng cát tông cô đo và cắt thành các hộp hình vuông
- Cô cùng trẻ đo xốp bitit và cắt thành các hình vuông sau đó dán vào khối vuông mà cô vừa cắt được
- Cô dùng giấy đề can cắt các chữ cái và cho trẻ dán vào xúc xắc
tạo, khả năng và hứng thú của trẻ. Từ những đồ dùng đồ chơi trẻ được tự làm thì trẻ sẽ muốn khai thác, và chơi với các đồ chơi đó tạo cho trẻ sự tích cực và hứng thú... Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc sáng tạo các đồ dùng đồ chơi để phục vụ học, phục vụ chơi. Chính vì vậy mà cô cháu chúng tôi đã cùng sáng tạo ra một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong việc Làm quen chữ cái.
Để làm được những bộ đồ dùng đồ chơi đó đầu tiên chúng tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi:
Như chúng ta thấy đấy, cha mẹ trẻ luôn đóng vai trò quan trọng, luôn gần gũi với trẻ, chính vì thế trong giờ đón, trả trẻ tôi thường nhờ cha mẹ trẻ sưu tầm, hỗ trợ một số nguyên vật liệu xung quanh, phế thải mang vào lớp, có thể thu nhặt khi đi chợ, lúc ở nhà, ở trường...,1 số nguyên vật liệu đó là: Bìa cattong, giấy xốp các màu, sưu tầm các hình ảnh có liên quan, giấy nỉ nhiều màu sắc, hộp bánh kẹo, thùng sữa bằng cattong, đề can, kéo, keo nến, chai nhựa, nắp chai các màu.
Sau khi thu gom các phế liệu, thì cô cháu tôi đã bắt tay ngay vào khâu vệ sinh như: lau chùi, phủi bụi (giấy, báo, bìa cattông..), chai, nắp chai rửa sạch
Sau khi đã có những nguyên vật liệu trên thì cô cháu chúng tôi đã cùng sáng tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm quen chữ cái:
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ nhất “Vòng quay kỳ diệu”:
a. Chuẩn bị: Tấm bìa catton, vải nỉ, kéo, ốc vít để làm trục quay, trục sắt, các thẻ chữ cái đã học và các hình ảnh phù hợp theo chủ đề…
b. Tiến hành:
+ Cô dùng tấm bìa catton vẽ hình tròn, sau đó cắt theo hình vẽ. + Chia hình tròn tấm bìa catton vừa cắt được thành 8 phần, dùng kéo cắt vải nỉ thành 8 phần bằng nhau và dán vào tấm bìa catton đó. Khoét một lỗ tròn chính giữa để gắn trục quay, cô cho trẻ tiến hành dán trang trí các hình ảnh kèm theo các tên gọi phù hợp, hoặc gắn các thẻ chữ cái đã học
c. Cách sử dụng:
Bộ đồ dùng đồ chơi “Vòng quay kỳ diệu” được ứng dụng trong hoạt động học làm quen chữ cái trong phần trò chơi luyện tập. Có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân trẻ xoay vòng quay khi hình ảnh xuất hiện trẻ gọi tên hình ảnh đồng thời tìm và gọi tên chữ cái trong từ dưới tranh giống với chữ cái đã học.
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ hai “Quả chữ cái”:
a. Chuẩn bị: Vải nỉ, kim, chỉ, keo, súng bắn keo, kéo.
b. Tiến hành:
+ Cô dùng nỉ vẽ thành hình quả sau đó cho trẻ cắt hình vừa vẽ. Dùng kim may các miếng vừa cắt được lại với nhau, rồi cho trẻ nhồi bông vào trong quả mà cô vừa may được. Sau đó cô và trẻ cùng hoàn thiện quả và cho trẻ tự gắn các chữ cái vào các loại quả đó.
c. Cách sử dụng:
+ Được ứng dụng trong hoạt động học với nhiều hình thức khác nhau: Như tìm thẻ chữ theo yêu cầu của cô trên các loại quả đó…
+ Tổ chức cho trẻ chơi vào hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động chiều và một số hoạt động khác như: Cho trẻ chơi trò chơi hái quả, đi siêu thị mua quả có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô...
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ ba “Xúc xắc diệu kì”:
a. Chuẩn bị: Hộp bìa cát tông hình vuông, kéo, keo dán, súng bắn keo, xốp nỉ, giấy đề can
b. Tiến hành:
+ Từ thùng cát tông cô đo và cắt thành các hộp hình vuông
- Cô cùng trẻ đo xốp bitit và cắt thành các hình vuông sau đó dán vào khối vuông mà cô vừa cắt được
- Cô dùng giấy đề can cắt các chữ cái và cho trẻ dán vào xúc xắc
c. Cách sử dụng:
+ Bộ đồ dùng đồ chơi “Xúc xắc diệu kì” được ứng dụng theo nhóm. Lần lượt các bạn trong nhóm sẽ tung xúc xắc, khi mặt trên xúc xắc xuất hiện chữ cái gì thì yêu cầu trẻ gọi tên chữ cái đó, đồng thời trẻ tìm được thẻ chữ cái giống chữ mặt trên của xúc xắc rồi giơ lên, hoặc cô cho trẻ lên tung quân xúc xắc, sau khi xúc xắc rơi xuống xuất hiện chữ cái gì thì nhóm bạn có chứa chữ cái đó được bật lên.
+ Trẻ sử dụng loại đồ dùng đồ chơi "Xúc xắc diệu kỳ" qua hoạt động chơi theo ý thích vào buổi chiều, chơi mọi lúc mọi nơi và chơi ở các hoạt động khác.
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ tư “Bé vui tìm chữ”:
a. Chuẩn bị: Chai nước ngọt, nắp chai, kéo, cây nến, súng bắn keo, thùng cát tông, xốp, chữ cái, tranh có kèm chữ viết sẵn phía dưới, bìa kính trong
b. Tiến hành: Chai nước ngọt rửa sạch sẽ, phơi khô sau đó cô cắt lấy phần phía trên nắp chai.
+ Cô dùng tấm xốp màu xanh dán xung quanh thùng cattong vừa để trang trí cho đẹp mắt vừa giúp kéo dài độ bền. Phía mặt trong của phần trên thùng gắn một tấm bìa kính trong có kích thước 10 x 30cm sao cho trẻ có thể bỏ tranh loto kích thước 10-30cm có chứa hình ảnh và dưới tranh có chứa từ tương ứng, bên dưới bìa kính dùng keo nến cố định đầu cổ chai nhựa vào thùng cattong để cổ chai nhựa không bị rơi ra khỏi tấm bìa cattong và để khi trẻ tìm được chữ cái thì trẻ có thể vặn vào ở cổ chai đó
c. Cách sử dụng:
+ Bộ đồ dùng đồ chơi “Bé vui tìm chữ” có thể cho trẻ chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm, cho trẻ tìm chữ cái trên nắp chai và gắn vào chai theo yêu cầu của cô.
+ Cho trẻ gắn từ hoàn chỉnh: Cô chuẩn bị các bức tranh, bên dưới bức tranh có sẵn từ, cho trẻ tìm các chữ cái để lắp vào sao cho được từ hoàn chỉnh như từ dưới bức tranh
+ Bồ đồ dùng này có thể cho trẻ học ở hoạt động như: Làm quen chữ cái, trẻ chơi ở các góc, hoạt động chiều...
Sau khi cô cháu chúng tôi tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi đó tôi nhận thấy trẻ hứng thú và tự giác hơn trong học tập, đặc biệt là khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ được trực tiếp chơi - học với các đồ dùng đồ chơi đa dạng tạo cho trẻ điều kiện phát huy sự sáng tạo của cá nhân, sự phối kết hợp của nhóm nên trẻ học nói nhanh hơn, nói tốt hơn, sử dụng ngôn từ cũng phong phú hơn. Trẻ hiểu được nhiều điều cơ bản hơn qua các trò chơi. Trẻ được hình thành khả năng cảm nhận ngôn ngữ, hình thành kỹ năng phát âm, ghi nhớ cực kỳ quan trọng.... Đồng thời chúng ta cũng đã
tuyên truyền được với mọi người xung quanh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường là rất lớn.
Với việc sáng tạo ra những bộ đồ chơi này cô cháu chúng tôi đã giải quyết được sự nhàm chán do thiếu hụt đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong các tiết học làm quen chữ cái cũng như là đồ dùng cho trẻ trong các hoạt động vui chơi nhằm tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẻ, trẻ thực sự được “Học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tôi mong muốn những bộ đồ dùng, đồ chơi này có thể được lan tỏa rộng rãi đến các trường bạn, góp phần bé nhỏ của mình vào việc giúp trẻ 5 - 6 tuổi trong việc làm quen chữ cái.
+ Bộ đồ dùng đồ chơi “Xúc xắc diệu kì” được ứng dụng theo nhóm. Lần lượt các bạn trong nhóm sẽ tung xúc xắc, khi mặt trên xúc xắc xuất hiện chữ cái gì thì yêu cầu trẻ gọi tên chữ cái đó, đồng thời trẻ tìm được thẻ chữ cái giống chữ mặt trên của xúc xắc rồi giơ lên, hoặc cô cho trẻ lên tung quân xúc xắc, sau khi xúc xắc rơi xuống xuất hiện chữ cái gì thì nhóm bạn có chứa chữ cái đó được bật lên.
+ Trẻ sử dụng loại đồ dùng đồ chơi "Xúc xắc diệu kỳ" qua hoạt động chơi theo ý thích vào buổi chiều, chơi mọi lúc mọi nơi và chơi ở các hoạt động khác.
* Bộ đồ dùng đồ chơi thứ tư “Bé vui tìm chữ”:
a. Chuẩn bị: Chai nước ngọt, nắp chai, kéo, cây nến, súng bắn keo, thùng cát tông, xốp, chữ cái, tranh có kèm chữ viết sẵn phía dưới, bìa kính trong
b. Tiến hành: Chai nước ngọt rửa sạch sẽ, phơi khô sau đó cô cắt lấy phần phía trên nắp chai.
+ Cô dùng tấm xốp màu xanh dán xung quanh thùng cattong vừa để trang trí cho đẹp mắt vừa giúp kéo dài độ bền. Phía mặt trong của phần trên thùng gắn một tấm bìa kính trong có kích thước 10 x 30cm sao cho trẻ có thể bỏ tranh loto kích thước 10-30cm có chứa hình ảnh và dưới tranh có chứa từ tương ứng, bên dưới bìa kính dùng keo nến cố định đầu cổ chai nhựa vào thùng cattong để cổ chai nhựa không bị rơi ra khỏi tấm bìa cattong và để khi trẻ tìm được chữ cái thì trẻ có thể vặn vào ở cổ chai đó
c. Cách sử dụng:
+ Bộ đồ dùng đồ chơi “Bé vui tìm chữ” có thể cho trẻ chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm, cho trẻ tìm chữ cái trên nắp chai và gắn vào chai theo yêu cầu của cô.
+ Cho trẻ gắn từ hoàn chỉnh: Cô chuẩn bị các bức tranh, bên dưới bức tranh có sẵn từ, cho trẻ tìm các chữ cái để lắp vào sao cho được từ hoàn chỉnh như từ dưới bức tranh
+ Bồ đồ dùng này có thể cho trẻ học ở hoạt động như: Làm quen chữ cái, trẻ chơi ở các góc, hoạt động chiều...
Sau khi cô cháu chúng tôi tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi đó tôi nhận thấy trẻ hứng thú và tự giác hơn trong học tập, đặc biệt là khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ được trực tiếp chơi - học với các đồ dùng đồ chơi đa dạng tạo cho trẻ điều kiện phát huy sự sáng tạo của cá nhân, sự phối kết hợp của nhóm nên trẻ học nói nhanh hơn, nói tốt hơn, sử dụng ngôn từ cũng phong phú hơn. Trẻ hiểu được nhiều điều cơ bản hơn qua các trò chơi. Trẻ được hình thành khả năng cảm nhận ngôn ngữ, hình thành kỹ năng phát âm, ghi nhớ cực kỳ quan trọng.... Đồng thời chúng ta cũng đã
tuyên truyền được với mọi người xung quanh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường là rất lớn.
Với việc sáng tạo ra những bộ đồ chơi này cô cháu chúng tôi đã giải quyết được sự nhàm chán do thiếu hụt đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong các tiết học làm quen chữ cái cũng như là đồ dùng cho trẻ trong các hoạt động vui chơi nhằm tạo cho trẻ sự thoải mái, vui vẻ, trẻ thực sự được “Học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tôi mong muốn những bộ đồ dùng, đồ chơi này có thể được lan tỏa rộng rãi đến các trường bạn, góp phần bé nhỏ của mình vào việc giúp trẻ 5 - 6 tuổi trong việc làm quen chữ cái.