Giáo án thao giảng chào mừng ngày 08/3 - GV Nguyễn Thị Soa

Thứ sáu - 08/03/2024 12:55
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 8/3
 
                                          
                                          - Đề tài: HĐH: LQVT: Ghép đôi.
                                       - Độ tuổi: 3 - 4 tuổi.
                                          - Thời gian: 20 - 25 phút.
                                          - Người dạy: Võ Thị Soa
                                          
1. Kết quả mong đợi.
* Kiên thức:
- Trẻ biết ghép 2 đối tượng để thành 1 đôi như: đôi dép, đôi tất chân, tất tay...
- Biết luật chơi, cách chơi trò chơi.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định và trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi cho trẻ.
* Thái độ: Trẻ có ý thức chú ý trong giờ học, hào hứng tham gia vào hoạt động.
- GD trẻ mạnh dạn, tự tin, ý thức tổ chức, kỹ luật cho trẻ. Biết ăn mặc ấm, đi tất, đi dép khi trời lạnh...
2. Chuẩn bị.
* Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát «Con gà gáy».
- Giáo án trình chiếu, đèn chiếu, máy vi tính, loa. 3 đôi giày thật cô, 2 đôi dép thật.
* Đồ dùng của trẻ:
- Rỗ đựng đôi dép, đôi tất chân, đôi tất tay đủ trẻ. 9 đôi tất chân thật, 9 đôi găng tay.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
- Ổn định tổ chức.
- Xuất hiện cô bé lọ lem vừa chạy vào vừa khóc và nói mình chào các bạn, mình là cô bé lọ lem, mình đi chơi lễ hội nhưng mà vội vàng quá nên bị đánh rơi mất 1 chiếc giày. Vậy các bạn có thể giúp mình tìm chiếc giày đó được không?
- Cô giáo nói: Cô bé lọ lem đã bị rơi mất 1 chiếc giày vậy bạn nào muốn cùng cô đi tìm chiếc giày đó giúp cô bé lọ lem không nào?
* Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
+ Dạy trẻ ghép 2 đối tượng thành 1 đôi dép, đôi tất tay, đôi tất chân.
- Cô hỏi trẻ: Ngoài đôi giày ra thì chúng ta còn đi cái gì nữa?
- Cô cho xuất hiện đôi dép và hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- Cho trẻ gọi tên lại đôi dép?
- Tại vì sao các con biết đây là 1 đôi?
- Nếu cô cất đi 1 chiếc dép thì có còn gọi là 1 đôi nữa không?
- Cô củng cố lại: Đôi dép được gọi là 1 đôi vì nó có 2 chiếc giống nhau và bằng nhau.
- Sau đó, cô hướng trẻ lên màn hình máy chiếu. Cô cho xuất hiện 1 chiếc tất tay. Hỏi trẻ: Cái gì đây?
- Cho trẻ đếm và hỏi thế này đã được gọi là đôi tất tay chưa? Làm thế nào để được 1 đôi tất tay?
- Cô cho xuất hiện thêm 1 chiếc tất tay nữa và hỏi trẻ: Đây là cái gì? 2 chiếc tất tay này như thế nào? 
- 2 chiếc tất tay thì gọi là gì?
- Cô củng cố lại: 2 chiếc tất tay giống nhau và bằng nhau thì được gọi là 1 đôi tất tay.
- Cô cho trẻ phát âm “Đôi tất tay”.
- Tiếp theo cô cho xuất hiện đôi tất chân và hỏi tương tự như đôi tất tay.
* Mở rộng: Cô hỏi trẻ trên cơ thể chúng ta có những bộ phận nào được gọi là đôi? 
- GDT: Trời lạnh biết đi tất, mặc quần áo ấm, đi dép…
* Hoạt động 3: Luyện tâp, củngcố.
* T/c 1: “Thi ai nhanh”.
- Cô cho trẻ về góc lấy rỗ đồ dùng.
- Cho trẻ về chỗ ngồi và xem trong rỗ đồ dùng có những gì?
- Cô yêu cầu trẻ xếp đôi dép, đôi tất tay và đôi chân ra phía trước theo từng đôi.
- Cô kiểm tra trẻ thực hiện và hỏi trẻ tên đồ dùng đó.
- Sau đó, cô yêu cầu trẻ cất lần lượt từng đồ dùng vào rỗ và đi cất rỗ vào giá góc.
* T/c 2: “Ghép đôi”.
- Lần 1: Cô cho trẻ chơi ghép đôi tất chân. 
+ Cách chơi: Cô cho trẻ về góc lấy mỗi bạn một chiếc tất chân và đi vào chân. Vừa nghe nhạc vừa đi vận động, khi đi nhớ nhìn xem bạn nào đi cùng chiếc tất với chiếc mình đi dưới chân. Khi nhạc kết thúc các bạn tìm xem ai có đi tất chân giống mình thì tìm về đứng với nhau để thành 1 đôi.
+ Kết thúc cô kiểm tra và tuyên dương trẻ.
- Lần 2: Ghép đôi tất tay.
+ Chơi tương tự như lần 1.
* Kết thúc hoạt động.
- Cô nhận xét giờ học và cho trẻ cất đồ dùng cùng cô.
 

Tác giả bài viết: Bùi Thị Ngọc Hà

Nguồn tin: Giáo viên

 Từ khóa: Thao giảng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây