Ứng dụng phương pháp Region Emilya cho trẻ Mầm non

Thứ bảy - 18/03/2023 08:37
Ứng dụng phương pháp Region Emilya cho trẻ Mầm non
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc dạy dỗ con cái, hiện áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Phương pháp Reggio Emilia là một triết lý giáo dục tập trung vào giáo dục mầm non và tiểu học. Nó được tạo ra sau Chiến tranh Thế chiến thứ II bởi một giáo viên ở Reggio Emilia, Ý, đây là nơi mà phương pháp này được đặt tên.

Sau chiến tranh, các nhà giáo dục và gia đình tin rằng, trẻ em cần những phương pháp học tập mới, để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ như một khoản đầu tư cho tương lai. Phương pháp Reggio Emilia ra đời nhằm giúp trẻ học theo khuôn khổ mới này.

Những điều cơ bản của phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp Reggio Emilia coi trẻ em là những người có khả năng tự học và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò của người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho trẻ, chứ không phải là người chỉ đạo và kiểm soát.

Phương pháp Reggio Emilia để trẻ em phát triển một cách tự nhiên.

Phương pháp này coi trọng các hoạt động như vẽ tranh, xây dựng, điêu khắc..., giúp trẻ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ngoài ra, phương pháp này cũng khuyến khích sự hợp tác giữa những đứa trẻ trong việc học tập và giải quyết vấn đề.

Bằng cách cho phép trẻ em tham gia vào các trải nghiệm học tập có ý nghĩa, phương pháp Reggio Emilia giúp trẻ có niềm yêu thích học tập, tăng cường giáo dục sớm và chuẩn bị mọi thứ để trẻ chuyển tiếp vào trường học.

Triết lý

Theo cách tiếp cận phương pháp Reggio Emilia, trẻ em là đối tượng có năng lực và có giá trị trong cộng đồng. Trẻ được khuyến khích khám phá, đặt câu hỏi và diễn giải theo cách của mình về thế giới trong 5 năm đầu đời. Việc tạo ra một nền tảng vững chắc trong những năm đầu đời này sẽ giúp mỗi đứa trẻ phát huy hết tiềm năng của mình.

Các nhà giáo dục sử dụng phương pháp Reggio Emilia tin rằng, trẻ em nên có một số quyền kiểm soát đối với việc học của chúng. Trẻ em nên được khuyến khích học hỏi thông qua các trải nghiệm như lắng nghe, di chuyển, chạm và quan sát mọi thứ.

Phương pháp Reggio Emilia là gì mà người mẹ nào cũng nên biết? - Ảnh 2.

Các giáo viên

Giáo viên được coi là người hợp tác với học sinh, thay vì chỉ hướng dẫn theo kiểu truyền thống. Không có chương trình giảng dạy hoặc chương trình kiểm tra cố định, trẻ em có thể học với một giáo viên trong tối đa 3 năm để thiết lập một mối quan hệ về học tập có tính nhất quán.

Giáo viên thường lên kế hoạch cho các bài học dựa trên sở thích của từng đứa trẻ, liên tục đặt câu hỏi cho trẻ để thu hút chúng hơn, thay vì chỉ giao một hoạt động và quan sát.

Phụ huynh và cộng đồng

Phương pháp Reggio Emilia tin rằng, cha mẹ và tập thể có trách nhiệm đối với trẻ em.

Cha mẹ được coi là đối tác, với tư cách là người thầy đầu tiên của đứa trẻ trước khi chúng bước vào môi trường giáo dục công cộng. Các trường Reggio Emilia tạo điều kiện liên lạc thường xuyên giữa giáo viên và gia đình, phụ huynh được khuyến khích tình nguyện giúp đỡ trong lớp học và kết hợp các nguyên tắc Reggio Emilia ở nhà.

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia là gì mà người mẹ nào cũng nên biết? - Ảnh 3.

Tầm quan trọng của môi trường

Môi trường là một phần thiết yếu của phương pháp Reggio Emilia. Các nhà giáo dục có niềm tin nếu trẻ em được đặt trong một môi trường tốt đẹp, chúng sẽ có động lực để khám phá thế giới.

Không gian trong nhà tại các trường Reggio Emilia thường lấy cảm hứng từ thiên nhiên, được thiết kế với nhiều cây xanh, dây leo và ánh sáng tự nhiên để thu hút học sinh.

Một sân trường mở hoặc khu vực chung trung tâm thường được gắn liền với một nhà bếp không gian mở. 

 

Tác giả bài viết: Ban truyền thông nhà trường

Nguồn tin: Trường MN Đức Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Các tin khác

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,468
  • Tháng hiện tại42,780
  • Tổng lượt truy cập606,864
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây